Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Công khai tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023 - Kỳ báo cáo: Tháng 05
Lượt xem: 209

Triển khai Công văn số 4428/UBND-ĐTQH ngày 21/11/2019 của UBND tỉnh về việc đăng công khai tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.

Căn cứ Báo cáo số 112/BC-UBND ngày 29/5/2023 của UBND tỉnh về việc báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023 - kỳ báo cáo: Tháng 05.

Sở Tài chính đăng công khai tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023 - kỳ báo cáo: tháng 5, cụ thể:

I. Tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023:

- Tổng số vốn được giao trong năm kế hoạch: 4.497.845 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn kế hoạch năm trước được phép kéo dài thời hạn thanh toán theo quy định: 62.152 triệu đồng.

+ Vốn kế hoạch năm: 4.435.693 triệu đồng.

- Lũy kế thanh toán vốn từ đầu năm đến hết tháng trước liền kề: 1.221.144 triệu đồng, đạt 27,15% so với kế hoạch giao, trong đó:

+ Thanh toán vốn kế hoạch năm trước được phép kéo dài là: 4.565 triệu đồng, đạt 7,34% kế hoạch giao

+ Thanh toán vốn kế hoạch năm là: 1.216.579 triệu đồng, đạt 27,43% kế hoạch giao.

- Ước lũy kế thanh toán vốn từ đầu năm đến hết tháng báo cáo: 1.534.320 triệu đồng, đạt 34,11% so với kế hoạch giao, trong đó:

+ Thanh toán vốn kế hoạch năm trước được phép kéo dài là: 18.626 triệu đồng, đạt 29,97% kế hoạch giao.

+ Thanh toán vốn kế hoạch năm là: 1.515.694 triệu đồng, đạt 34,17% kế hoạch giao.

II. Giải pháp thực hiện:

Để đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao gắn với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 11/4/2023 về việc thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh giai đoạn 2023-2025 và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương và các chủ đầu tư đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước Bình Thuận đến ngày 30/4/2023, thì tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công tỉnh Bình Thuận là 27,15%, trong đó thuộc ngân sách địa phương cấp tỉnh quản lý đạt 19,88%; vốn ngân sách trung ương đạt 42,34%, so với kế hoạch giao. Để đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đến hết năm 2023 đạt trên 95% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư tập trung thực hiện một số nhiệm vụ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, cụ thể:

(1) Tiếp tục rà soát và triển khai thực hiện các nội dung đã được Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tại Công văn số 1265/UBND-ĐTQH ngày 14/4/2023 về đẩy mạnh việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thông báo số 118/TB-UBND ngày 28/4/2023 về Kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng tại cuộc họp nghe báo cáo về tình hình thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công quý I năm 2023; các nhiệm vụ tập trung thực hiện trong thời gian đến. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới năm 2023 theo kế hoạch, đảm bảo đủ điều kiện phân bổ vốn đầu tư theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 519-TB/VPTU ngày 28/4/2023.

(2) Các cơ quan, đơn vị:

- Khẩn trương triển khai các giải pháp để đẩy nhanh công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư để trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, đăng ký kế hoạch vốn để phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 đã được cơ quan có thẩm quyền giao theo đúng quy định.

- Tập trung thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của các dự án ngay từ những tháng đầu năm, đặc biệt là các dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh; kịp thời, chủ động tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn trong tổ chức đền bù, thi công và giải ngân của từng dự án, cụ thể: Chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có khả năng giải ngân cao, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan để giải quyết các vướng mắc phát sinh báo cáo cấp thẩm quyền xem xét xử lý các vướng mắc theo thẩm quyền.

- Rà soát tỷ lệ giải ngân từng dự án, đặc biệt là các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đánh giá lại tiến độ; kiên quyết điều chuyển số vốn không có khả năng giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân cao, dự án đã quyết toán hoàn thành, đã hoàn thành nhưng còn thiếu vốn. Thực hiện giải ngân theo đúng kế hoạch được HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao, kiên quyết không trả lại kế hoạch vốn năm 2023.

(3) Các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án:

- Ngay khi nhận được kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền giao gửi ngay đến Kho bạc nhà nước để có cơ sở kiểm soát, thanh toán theo quy định.

- Phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu, đơn vị cung ứng vật tư, vật liệu để giải quyết các khó khăn, vướng mắc về nguồn cung nhằm đảm bảo điều kiện thi công, đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói thầu. Trường hợp cần tăng mức tạm ứng vốn để đáp ứng nhu cầu cung ứng vật tư, vật liệu, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định theo thẩm quyền phù hợp với quy định về nguyên tắc tạm ứng vốn, bảo lãnh tạm ứng, mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công và chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, có hiệu quả.

- Phối hợp với nhà thầu để hoàn thiện hồ sơ tạm ứng, thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi ngay sau khi đủ điều kiện tạm ứng vốn hoặc có khối lượng hoàn thành. Đối với các dự án ODA và vay ưu đãi nước ngoài, các đơn vị khẩn trương gửi hồ sơ rút vốn tới Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) để thực hiện giải ngân theo quy định đối với các khối lượng đã được kiểm soát chi, không để tồn đọng, đặc biệt là các khoản hoàn chứng từ tài khoản đặc biệt. Chủ động duy trì các buổi làm việc thường xuyên với phía nhà tài trợ để rà soát, giảm các thủ tục phê duyệt không cần thiết, đẩy nhanh thời gian phê duyệt các vấn đề cần xin ý kiến “không phản đối”. Tập trung thực hiện, giám sát công tác giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng pháp luật, đảm bảo bàn giao mặt bằng cho dự án đúng tiến độ; kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí đủ vốn đối ứng, đẩy nhanh hoàn thành thủ tục để ký, trao hợp đồng cho các gói thầu.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công, chủ động điều phối, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện dự án của các bên liên quan (tư vấn, nhà thầu) theo các nguồn vốn (vay, viện trợ đồng tài trợ, đối ứng), đảm bảo việc thực hiện thông suốt, kịp thời phát hiện các vướng mắc để xử lý hoặc báo cáo cơ quan chủ quản xử lý theo thẩm quyền; chủ động báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ, ngành liên quan về các vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Tăng cường việc thanh toán theo hình thức trực tuyến trên Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc nhà nước nhằm tăng tính chủ động, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

(4) Các cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

- Đẩy mạnh việc thanh toán nhanh qua cổng dịch vụ công trực tuyến, giảm thời gian giải ngân vốn cho đơn vị thụ hưởng, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của đơn vị.

- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần giải ngân cho đến khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng thì mới chuyển sang hình thức “kiểm soát trước, thanh toán sau” theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

- Đối với các khoản chi tạm ứng vốn hoặc thực hiện theo hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” đảm bảo thời hạn kiểm soát, thanh toán tại Kho bạc Nhà nước là trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, đối với các khoản còn lại, thời hạn kiểm soát, thanh toán tại Kho bạc Nhà nước là 03 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

(5) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị và giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; định kỳ trước ngày 15 hàng tháng có báo cáo, đề xuất về tình hình thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 cho UBND tỉnh theo quy định, đảm bảo với phương châm “lấy đầu tư công để kích hoạt, dẫn dắt đầu tư tư”.


Ban biên tập Sở Tài chính./.

Tin khác
1 2 3 4 5 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI CHÍNH BÌNH THUẬN 

 
Địa chỉ : 400 Đại lộ Võ Văn Kiệt – Thành phố Phan Thiết – Tỉnh Bình Thuận 
Số điện thoại : 0252.3828469. Fax: 3821656 
Email : stc@binhthuan.gov.vn. 
Designed by VNPT

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang