Ngày đất ngập nước Thế giới năm 2025 vào ngày 02 tháng 02 năm 2025 với chủ đề Bảo vệ đất ngập nước vì tương lai của chúng ta (Protecting Wetlands for Our Common Future) đánh dấu ngày ký Công ước về Đất ngập nước, còn gọi là Công ước Ramsar ngày 02/2/1971, đánh dấu Công ước về đất ngập nước vào 02/02/1971 khi một nhóm nhỏ quốc tế tại Công ước Ramsar ở Iran.
Được thành lập để nâng cao nhận thức về giá trị của đất ngập nước đối với nhân loại và hành tinh, “Ngày đất ngập nước Thế giới” được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1997 và đã phát triển kể từ đó. Hiện có 168 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước Ramsar, chiếm 90% thành viên Liên Hợp Quốc. Mỗi năm, các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các nhóm công dân ở mọi cấp độ của cộng đồng đã tận dụng cơ hội để thực hiện các hành động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và lợi ích của đất ngập nước như bảo tồn. Một số lợi ích này bao gồm: Hệ sinh thái đa dạng sinh học cung cấp môi trường sống cho nhiều loài, đóng vai trò như vùng đệm trên bờ biển chống lại bão và lũ lụt, và lọc nước một cách tự nhiên bằng cách phá vỡ hoặc chuyển hoá các chất ô nhiễm có hại.
Tại tỉnh Bình Thuận, để hưởng ứng Ngày đất ngập nước Thế giới (vào ngày 02/02 hàng năm) và cùng chung tay góp sức của cộng đồng để bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước, hướng đến thế giới mà tất cả mọi người có thể tiếp tục hưởng lợi từ các dịch vụ mà đất ngập nước cung cấp, UBND tỉnh đã có Công văn số 349/UBND-KT ngày 24 tháng 01 năm 2025 của UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày đất ngập nước Thế giới năm 2025.
Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn số 620/STNMT-CCBVMT ngày 07/02/2025 triển khai hưởng ứng Ngày đất ngập nước Thế giới năm 2025 tại tỉnh Bình Thuận. Theo đó, vận động các địa phương, sở, ban, ngành lựa chọn một số hoạt động phù hợp với thực tế, có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng thực hiện:
1. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng chung tay bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước đối với sự sống của con người và thiên nhiên, các mối đe dọa tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất ngập nước; lồng ghép nội dung bảo vệ, sử dụng bền vững đất ngập nước vào các chương trình giáo dục, đồng thời kêu gọi mọi người dân cùng cam kết bảo vệ, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, tăng cường quản lý, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái.
3. Triển khai các quy định pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước; tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030 theo Kế hoạch số 1400/KH-UBND ngày 11/5/2022 của UBND tỉnh và tích hợp nội dung về bảo vệ giá trị đất ngập nước, quản lý, phục hồi và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch tại địa phương.
4. Đẩy mạnh các giải pháp dựa vào thiên nhiên, dựa vào cộng đồng, tiếp cận hệ sinh thái nhằm bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước. Nhân rộng các mô hình sử dụng đất ngập nước hiệu quả, đặc biệt là các mô hình tại các vùng đất ngập nước quan trọng; thúc đẩy các sáng kiến bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đối với các vùng đất ngập nước.
5. Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế chia sẻ, trao đổi và quản lý thông tin về đất ngập nước; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh giám sát thực hiện pháp luật về bảo vệ, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
6. Huy động và đa dạng hóa các nguồn lực; tăng cường hợp tác quốc tế và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng nhằm hỗ trợ và tăng cường hiệu quả quản lý, bảo tồn các vùng đất ngập nước trên địa bàn
Ban biên tập Sở Tài chính./.