Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát tình hình thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2020
Lượt xem: 1301

Thực hiện Kế hoạch số 3269/KH-UBND ngày 24/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về khảo sát kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Sở Nội vụ đã ban hành Kế hoạch số 1944/KH-SNV ngày 04/9/2020 về điều tra, khảo sát kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2020.

Qua 3 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 3269/KH-UBND ngày 24/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về khảo sát kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã đạt được một số kết quả như sau: - Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức được hỏi đều biết các quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (năm 2017 tỷ lệ biết rất rõ là 70,6%, năm 2020 tỷ lệ biết rất rõ là 77,3%), và hình thức tuyên truyền phổ biến khá đa dạng, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở được thể chế hóa và thực hiện công khai, minh bạch theo đúng quy định. - Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức theo quy định và hầu hết cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có tham gia hội nghị (hơn 95%), đã tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tham gia góp ý xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy chế tại cơ quan, đơn vị, địa phương; qua đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, phát huy vai trò và quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đồng thời nắm bắt những tâm tư nguyện vọng và quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm ngay từ cơ sở, hạn chế phần nào tình trạng đơn thư, khiếu nại, tố cáo vượt cấp. - Việc thực hiện dân chủ gắn với nhiệm vụ chính trị được giao được các đơn vị, địa phương quan tâm, đã chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đã đặt ra. 17 - Việc tổ chức điều tra khảo sát kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, và ở xã, phường, thị trấn đã giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; người dân hiểu rõ hơn các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở, qua đó phát huy vai trò trách nhiệm, sức sáng tạo, sự đồng thuận của nhân dân, tích cực tham gia phát triển kinh tế, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, tiếp tục phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân và cải thiện nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Sở Nội vụ kiến nghị một số nội dung có liên quan:

1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và ở xã, phường, thị trấn; lựa chọn hình thức dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp với từng loại hình, từng đối tượng để cán bộ, công chức, viên chức và người dân hiểu rõ và thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ của mình.

 2. Phát huy vai trò của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể; trong đó tập trung thực hiện tốt các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, chỉ đạo thực hiện đầy đủ các quy định về dân chủ ở cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý các biểu hiện thiếu dân chủ; nghiêm túc thực hiện các quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ.

 3. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, tổ chức đến liên hệ công tác; chấn chỉnh, tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác, thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc... thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời cán bộ, công chức có hành vi gây khó khăn, quan liêu, nhũng nhiễu, tiêu cực, các biểu hiện thiếu dân chủ, vi phạm đạo đức công vụ, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện nghiêm việc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với các trường hợp trễ hẹn, sai sót trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính, tránh tình trạng trả lại hồ sơ do chưa có ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Rà soát, công khai đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính, quy trình thực hiện, chuyên mục “Hỏi - Đáp” để tổ chức, cá nhân biết. Tiếp tục rà soát cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ Bưu chính công ích.

 4. Củng cố, kiện toàn Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, tổ chức tập huấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.

 5. Rà soát, bổ sung Quy chế phối hợp giữa Thủ trưởng cơ quan (hoặc Ủy ban nhân cấp xã) với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội gắn với việc thực hiện tốt Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218- QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền.

6. Giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo chặt chẽ, theo đúng quy định pháp luật; trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo tính khách quan, chính xác; đảm bảo việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp trước khi ban hành quyết định giải quyết theo quy định của pháp luật; phát hiện những sai phạm để xử lý theo quy định; tập trung kiểm tra, rà soát giải quyết các vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Các vấn đề bức xúc, những nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân phải giải quyết kịp thời để tạo sự đồng thuận trong xã hội; phát huy được quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, các mô hình tự quản, tự phòng ...


Ban Biên tập Sở Tài chính./.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI CHÍNH BÌNH THUẬN 

 
Địa chỉ : 400 Đại lộ Võ Văn Kiệt – Thành phố Phan Thiết – Tỉnh Bình Thuận 
Số điện thoại : 0252.3828469. Fax: 3821656 
Email : stc@binhthuan.gov.vn. 
Designed by VNPT

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang