Xây dựng Kế hoạch triểsn khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020.
Thực hiện Kết luận số 694-KL/TU ngày 09/01/2020 của Tỉnh ủy Bình Thuận về tổng kết công tác nội chính, phòng chống tham nhũng năm 2019, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020; Kế hoạch số 589/KH-UBND ngày 21/02/2020 của UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 và Kế hoạch số 57-KH/ĐUK ngày 03/3/2020 của Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh. Theo đó, “Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác PCTN năm 2020 tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình. Chậm nhất đến ngày 10/3/2020 gửi Kế hoạch về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh”.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao của Sở Tài chính và chỉ đạo tại Kết luận số 694-KL/TU ngày 09/01/2020 của Tỉnh ủy Bình Thuận, Kế hoạch số 589/KH-UBND ngày 21/02/2020 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 57-KH/ĐUK ngày 03/3/2020 của Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Sở Tài chính đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 173/KH-STC ngày 09/3/2020 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 để thực hiện tại Sở Tài chính và Trung tâm Mua tài sản công (đơn vị trực thuộc Sở). Nội dung chủ yếu của Kế hoạch số 173/KH-STC như sau:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Cấp ủy, Ban Giám đốc Sở Tài chính trong công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Sở Tài chính, công tác phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật mới của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
3. Thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng:
- Về Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của Sở Tài chính và Trung tâm Mua tài sản công.
- Trách nhiệm của người đứng đầu Sở Tài chính trong việc triển khai thực hiện tốt những nội dung bắt buộc phải công khai, minh bạch các hoạt động theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng; việc chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành việc công khai, minh bạch những nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài chính.
- Xây dựng và thực hiện chế độ định mức, tiêu chuẩn heo đúng quy định của Nhà nước.
- Rà soát, nghiên cứu tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị ban hành mới các văn bản quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng tài sản công theo đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở Tài chính theo quy định.
- Về minh bạch tài sản, thu nhập: Cấp ủy, Ban Giám đốc Sở Tài chính tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng theo quy định.
- Công tác cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán.
- Về công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng:
+ Thực hiện kế hoạch tự kiểm tra nội bộ tại đơn vị và đơn vị trực thuộc, tập trung những lĩnh vực: Phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kiểm tra thực hiện chính sách, chế độ cho công chức, viên chức, người lao động...
+ Triển khai thực hiện tốt các cuộc thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt và thanh tra đột xuất.
- Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật về phòng, chống tham nhũng.
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi tham nhũng; công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng
- Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên, cơ quan báo chí và công dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Ban biên tập Sở Tài chính.