Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Tình hình thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.
Lượt xem: 531

UBND tỉnh đã có văn bản số 249/BC-UBND ngày 15/11/2021 báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; trong đó tập trung một số nội dung báo cáo cơ bản sau:

Nhìn chung, các sở, ban ngành và địa phương đã triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung theo chỉ đạo UBND tỉnh tại Công văn số 3153/UBND-KT ngày 28/8/2020 về triển khai thực hiện Nghị Quyết số 20/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Các địa phương tích cực hưởng ứng chính sách theo các Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn; công tác vận động nhân dân tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn; các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới chưa đều khắp ở các địa phương. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới chưa bền vững. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 65/93 xã đạt chuẩn nông thôn, nhưng đến tháng 6/2021, chỉ có 23 xã duy trì đạt 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020. Công tác quản lý và bảo trì đường giao thông nông thôn sau khi đưa vào khai thác chưa được quan tâm đúng mức, chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng dân cư trong hoạt động quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn dẫn đến một số tuyến đường tuổi thọ khai thác chưa cao. Một số địa phương chưa thường xuyên, duy trì các hoạt động văn hóa, thể thao, sinh hoạt, hội họp,…; một số cán bộ và bộ phận người dân nhận thức về xây dựng đời sống văn hóa chưa thật đầy đủ, đúng đắn, thiếu quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, còn nặng tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.

Công tác tổ chức kiểm tra thực tế của một số sở, ban, ngành để thẩm định, đánh giá thực hiện tiêu chí nông thôn mới còn chậm; một số lĩnh vực như đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến nay chưa triển khai được; hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động cũng bị ảnh hưởng. Tình hình an ninh nông thôn ở một số nơi còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự như: ô nhiễm môi trường, tranh chấp, tệ nạn ma túy,trộm cắp, cờ bạc.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới:

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả, thiết thực; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động.

- Tập trung triển khai các văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

- Huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng nông thôn mới, nhất là vốn tín dụng; tăng cường vận động, khuyến khích người dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới theo hình thức tự nguyện, không huy động quá sức dân và để phát sinh nợ đọng trong xây dưng cơ bản của Chương trình.

- Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị các nông sản chủ lực ở địa phương, trên cơ sở áp dụng công nghệ thông minh, cơ giới hóa vào sản xuất; thúc đẩy liên doanh, liên kết hình thành chuỗi giá trị, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn; triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

- Phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc giám sát và phản biện đối với các chương trình, dự án và các công việc liên quan đến tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới ở địa phương nhằm góp phần tăng hiệu quả, chất lượng các tiêu chí, công trình, hạn chế thấp nhất lãng phí, tiêu cực trong sử dụng các nguồn nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới.

- Các sở, ngành tiếp tục thể hiện tốt hơn nữa trách nhiệm theo dõi địa bàn và tiêu chí của ngành mình phụ trách. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tiến độ triển khai để kịp thời cùng với địa phương chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí. UBND cấp huyện tăng cường triển khai các giải pháp duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn; đối với các xã đã đạt chuẩn, phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Ban Biên tập Sở Tài chinh./.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI CHÍNH BÌNH THUẬN 

 
Địa chỉ : 400 Đại lộ Võ Văn Kiệt – Thành phố Phan Thiết – Tỉnh Bình Thuận 
Số điện thoại : 0252.3828469. Fax: 3821656 
Email : stc@binhthuan.gov.vn. 
Designed by VNPT

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang