Để tiếp tục cải thiện Chỉ số DDCI tỉnh Bình Thuận năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu triển khai có hiệu quả nội dung nhiệm vụ và giải pháp thực hiện như sau:
- Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phát huy tối đa những Chỉ số thành phần đạt kết quả tốt và cải thiện tích cực những Chỉ số thành phần được doanh nghiệp đánh giá chưa tốt đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 17/8/2021 về việc phê duyệt kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố (DDCI) tỉnh Bình Thuận; nhất là tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả kế hoạch, giải pháp cải thiện Chỉ số DDCI tỉnh Bình Thuận trong năm 2023 mà các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành.
- Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 07/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch số 1282/KH-UBND ngày 04/5/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu nâng hạng các chỉ số về môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2025 theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và đạt các mục tiêu tại Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 19/01/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2023 và Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh năm 2023.
- Xác định việc cải cách TTHC gắn với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá, trọng yếu trong hoạt động điều hành của tất cả các cơ quan, đơn vị, nhất là của người đứng đầu; Tập trung cải cách TTHC trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch; Tăng cường ứng dụng CNTT, dịch vụ bưu chính trong thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp; Đẩy mạnh công tác phối hợp, trao đổi, xử lý thông tin giữa các sở, ban, ngành về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; Tiếp tục rà soát, cắt giảm TTHC, chi phí cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất nhập khẩu.
- Thường xuyên tổ chức đối thoại, trao đổi với người dân và doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt các ý kiến phản hồi chính sách và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp. Cần giải quyết ngay, giải quyết đến cùng và xác định thời gian giải quyết cụ thể, rõ ràng đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị. Đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền, kịp thời báo cáo và kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền liên quan để giải quyết; đồng thời theo dõi, báo cáo và cập nhật kịp thời khi văn bản chính sách được điều chỉnh.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư lớn, tổ chức các hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa các nhà đầu tư; đặc biệt chú trọng đến việc thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp. Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, triển khai dự án trên địa bàn tỉnh, nhất là các dự án lớn, trọng điểm và có sức lan tỏa
- Tiếp tục rà soát, thực hiện có hiệu quả đối với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 còn hiệu lực (về miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; chính sách hỗ trợ về tài chính, lãi suất vay vốn; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ,...) theo chỉ đạo của Trung ương nhằm hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là văn hóa ứng xử trong giao tiếp với nhà đầu tư, doanh nghiệp; cần phải bố trí công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ chuyên môn sâu, có thái độ thân thiện, nhiệt tình, hướng dẫn thủ tục rõ ràng, đầy đủ và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt để thực hiện nhiệm vụ tại những vị trí thường xuyên tiếp xúc, làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và chuẩn mực.
- Đẩy mạnh việc kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; chú ý tổng kết, đúc kết, nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả và nghiên cứu học hỏi các mô hình, cách làm mới, sáng tạo trên tinh thần liên tục đổi mới, lấy việc phục vụ người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm.
1013%20cvvp.signed.signed.pdf
1013%20kem%20(1).pdf
Ban biên tập Sở Tài chính./.