Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia; giữa các chương trình, dự án khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh.
Lượt xem: 40

Vừa qua, ngày 26/01/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND ban hành Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia; giữa các chương trình, dự án khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh; ban hành kèm theo Nghị quyết này là “Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia; giữa các chương trình, dự án khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh”. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận Khóa XI, kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) thông qua ngày 26 tháng 01 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 05 tháng 02 năm 2024.

- Quy định này quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia; giữa các chương trình, dự án khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Quy định bao gồm:

 + Điều 1 quy định Phạm vi điều chỉnh

+ Điều 2 quy định Đối tượng áp dụmg.

+ Điều 3 quy định Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn. Theo đó, nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Điều 4 quy định Các nguồn vốn thực hiện lồng ghép, bao gồm:

. Nguồn vốn do nhà nước quản lý (Nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia; Các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương; Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO); Nguồn ngân sách địa phương các cấp.

. Các nguồn vốn tín dụng

. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác: Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;  Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Các nguồn vốn hợp pháp khác.

+ Điều 5 quy định Nội dung thực hiện lồng ghép các nguồn vốn.

Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể:

. Dự án đầu tư: Lồng ghép các nguồn vốn thực hiện đối với các loại dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội (Công trình giao thông nông thôn; Công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai; Công trình giáo dục; Công trình y tế;  Công trình văn hóa; Hạ tầng thương mại, chợ nông thôn; Hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản; Các công trình cải tạo cảnh quan nông thôn).

 . Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Ưu tiên lồng ghép nguồn vốn đối với xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

. Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia.

. Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.

. Các nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).

+ Điều 6 quy định Cách thức và quy trình thực hiện lồng ghép nguồn vốn

.Cách thức thực hiện lồng ghép nguồn vốn: Một nội dung, hoạt động, dự án đầu tư xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia có thể đầu tư bằng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau để đạt được mục tiêu.

.Quy trình thực hiện lồng ghép: Công tác lồng ghép nguồn vốn được thực hiện đồng thời với công tác lập, phê duyệt dự án, dự toán, lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm ở các cấp ngân sách.

Ban biên tập Sở Tài chính./.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI CHÍNH BÌNH THUẬN 

 
Địa chỉ : 400 Đại lộ Võ Văn Kiệt – Thành phố Phan Thiết – Tỉnh Bình Thuận 
Số điện thoại : 0252.3828469. Fax: 3821656 
Email : stc@binhthuan.gov.vn. 
Designed by VNPT

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang