Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính
Nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại, hạn chế để cải thiện kết quả đánh giá chỉ số PAPI năm 2024 của tỉnh tại Công văn số 1453/UBND-NCKSTTHC ngày 23/4/2024, ngày 28/6/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2404/KH-UBND về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính. Theo đó, UBND tỉnh đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp như sau:
1. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Thuận và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về quy định hành chính, TTHC; tổ chức kiểm tra, xác minh, làm rõ hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn trong giải quyết TTHC theo phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng và của người dân, doanh nghiệp qua các kênh thông tin khác nhau; Tiếp tục rà soát và niêm yết công khai, minh bạch các TTHC, qua đó giúp cho người dân, doanh nghiệp thuận lợi trong việc tìm hiểu, thực hiện đúng quy trình, quy định TTHC, giám sát được việc thực thi TTHC của đội ngũ cán bộ, công chức; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ trên các lĩnh vực đã phân cấp, quản lý của ngành đối với các cơ quan, địa phương theo thẩm quyền, nhất là trong thực hiện giải quyết công việc, hồ sơ TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Có giải pháp để giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ TTHC; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn; Tập trung rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; loại bỏ các thành phần hồ sơ không hợp lý.
2. Sở Thông tin và Truyền thông: Tiếp tục rà soát, thực hiện kết nối, tích hợp hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của quốc gia và bộ, ngành nhằm đảm bảo điều kiện, yêu cầu kỹ thuật cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến; Xây dựng một số tài liệu có nội dung phổ biến để các sở, ban, ngành và địa phương sử dụng tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn về sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến và các nền tảng số tỉnh triển khai cung cấp cho người dân khai thác, sử dụng; cung cấp tài liệu, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về ngày Chuyển đổi số quốc gia và ngày Chuyển đổi số tỉnh Bình Thuận.
3. Văn phòng UBND tỉnh chỉ đạo Trung tâm Hành chính công tỉnh, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cách thao tác, nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến; Trên cơ sở danh mục TTHC có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi, chức năng quản lý của bộ, ngành, trung ương công bố; Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ theo quy định; Công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Tăng cường thực hiện kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh. Kịp thời phát hiện, đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
4. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tăng cường kiểm tra công vụ gắn với kiểm tra CCHC, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm thủ tục trái quy định, yêu cầu hồ sơ, giấy tờ điều kiện không đúng quy định hoặc nhiều lần để xảy ra tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận, giải quyết TTHC
Ban biên tập Sở Tài chính./.